Wednesday, March 30, 2016

Bài 13: Phân nhánh và vòng lặp trong Go

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu một số cấu trúc lệnh hay được sử dụng trong lập trình mà hầu như ngôn ngữ nào cũng cung cấp. Đó là phân nhánh và vòng lặp.

Bài 12: Hàm trong Go

Hàm là cách các ngôn ngữ lập trình gom nhóm các lệnh thành một khối, thực hiện một vài chức năng nhất định. Việc tạo ra hàm mang lại các lợi ích sau:
- Hàm giúp chia dự án ra thành các nhóm nhỏ mà nhiều người có thể viết cùng lúc được và ít ảnh hưởng đến nhau.
- Hàm giúp cho một chức năng nào đó được sử dụng lại đơn giản bằng cách gọi hàm thay vì lặp lại đoạn mã của chức năng đó. Việc này cũng giúp kích thước file mã nguồn giảm đáng kể nếu hàm đó được sử dụng nhiều lần.
- Hàm giúp ẩn chi tiết đoạn mã mà người viết không cho người sử dụng lại biết thông qua một số cú pháp nhất định. Chép lại đoạn mã thì không giấu gì được nữa.

Sunday, March 27, 2016

Bài 11: Kiểu dữ liệu trong Go: Slice và map

Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về con trỏ. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về 2 kiểu dữ liệu sử dụng con trỏ để mô tả thông tin của nó là slice và map.

Bài 10: Kiểu dữ liệu trong Go: Con trỏ

Một nhóm kiểu dữ liệu quan trọng trong Go là kiểu dữ liệu tham chiếu, là kiểu dữ liệu mà bản thân nó không chứa dữ liệu thật sự cần xử lý mà chứa con trỏ tham chiếu đến địa chỉ vùng nhớ lưu trữ dữ liệu. Vậy con trỏ là gì?

Saturday, March 26, 2016

Bài 9: Kiểu dữ liệu trong Go: mảng và cấu trúc

Trong bài trước chúng ta bàn về kiểu dữ liệu cơ bản trong Go: các kiểu số nguyên, thực, phức, kiểu luận lý và kiểu chuỗi. Bài này chúng ta bàn về kiểu dữ liệu tập hợp gồm mảng (array) và cấu trúc (struct). Các kiểu dữ liệu này được tạo ra bằng cách kết hợp các kiểu dữ liệu cơ bản theo các cách thức khác nhau.

Saturday, March 19, 2016

Bài 8: Kiểu dữ liệu trong Go: Kiểu chuỗi

Trong hai bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về kiểu dữ liệu số và kiểu luận lý. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về kiểu chuỗi. Một kiểu dữ liệu quan trọng trong Go.

Bài 7: Kiểu dữ liệu trong Go: Số thực, phức và luận lý

Trong bài 6 chúng ta đã tìm hiểu về kiểu số nguyên. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 kiểu số khác là số thực (số dấu chấm động) và số phức. Sau đó chúng ta tìm hiểu về kiểu luận lý với 2 giá trị đúng và sai.

Thursday, March 17, 2016

Bài 6: Kiểu dữ liệu trong Go: Số nguyên

Go cung cấp nhiều kiểu dữ liệu khác nhau nhằm đáp ứng nhu cập lập trình từ cơ bản đến phức tạp. Hiện tại Go cung cấp 4 nhóm kiểu dữ liệu khác nhau:
- Nhóm cơ bản: số (int, float, complex), chuỗi (string) và luận lý (boolean).
- Nhóm tập hợp: kết hợp các kiểu dữ liệu nhóm cơ bản tạo ra kiểu dữ liệu phức tạp hơn: mảng (array) và cấu trúc (struct).
- Nhóm tham chiếu: con trỏ (pointer), lát (slice), bản đồ (map), hàm (function) và kênh (channel). Đặc điểm chung của nhóm này là cùng tham chiếu đến một đối tượng hoặc trạng thái nên những xử lý tác động lên đối tượng mà nó tham chiếu thì các tham chiếu khác đến đối tượng đó đều biết được.
- Nhóm giao diện (interface): đây là kiểu dữ liệu thể hiện tổng quát hóa hay trừu tượng hóa về hành vi của các kiểu dữ liệu khác. Nó được dùng để đại diện cho các kiểu dữ liệu khác.

Monday, March 14, 2016

Bài 5: Cấu trúc file mã nguồn Go

Lập trình là chuỗi những khai báo và biểu thức. Trong bài trước, chúng ta đã thấy mỗi file mã nguồn .go gồm có 3 nhóm khai báo là khai báo package thuộc về, package sử dụng và khai báo hằng, kiểu dữ liệu, biến và hàm. Ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các khai báo này trước khi đi vào tìm hiểu cú pháp cũng như những đặc tính thú vị của ngôn ngữ Go.

Saturday, March 12, 2016

Bài 4: Chương trình Go đầu tiên: Hello Go world!

Như mọi tài liệu hướng dẫn lập trình các ngôn ngữ khác, chúng ta cùng bắt đầu lập trình Go với chương trình đơn giản hiển thị chuỗi Hello Go world! lên màn hình.

Monday, March 7, 2016

Bài 3: Môi trường phát triển tích hợp (IDE) cho Go

Go có rất nhiều trình soạn thảo văn bản hỗ trợ nhận biết cú pháp hoặc các IDE hỗ trợ riêng cũng như các plugin tích hợp vào các IDE phổ biến hiện tại trên các hệ điều hành khác nhau(1):

Sunday, March 6, 2016

Bài 2: Công cụ phát triển Go

Bộ công cụ phát triển phần mềm hay thường được gọi là SDK là công cụ quan trọng nhất mà bên tạo ra một ngôn ngữ lập trình cung cấp cho chúng ta bởi thông qua công cụ này, chúng ta có thể chuyển những file mã nguồn (văn bản mà chúng ta đã viết theo cú pháp ngôn ngữ đó) thành các file thực thi được trên môi trường vừa chuyển xong hoặc trên các môi trường khác. Quá trình chuyển này được gọi là biên dịch (compling) hoặc thông dịch (interpreting).


Ngôn ngữ dùng trình biên dịch được gọi là ngôn ngữ biên dịch. C/C++, Pascal, Go, v.v... là những ngôn ngữ biên dịch. Các ngôn ngữ thông dịch như PHP, python, v.v... Java, C# là trường hợp đặc biệt khi bao gồm cả 2 quá trình biên dịch (ra mã giả) và thông dịch (từ mã giả).

Bài 1: Giới thiệu về ngôn ngữ Go

Go hay còn gọi golang được phát triển bởi những nhân viên google là Robert Griesemer, Rob Pike và Ken Thompson từ tháng 9/2007 và công bố vào tháng 11/2009. Mục tiêu của ngôn ngữ và các công cụ đi kèm là tạo ra một ngôn ngữ dễ thể hiện trong lập trình nhưng hiệu quả trong biên dịch và thực thi để tạo nên những ứng dụng mạnh mẽ, đáng tin cậy.