Tất cả các kiểu dữ liệu chúng ta đã từng tìm hiểu như số, chuỗi, mảng, ... đều là các kiểu dữ liệu cụ thể. Chúng mô tả chính xác dữ liệu mà chúng lưu giữ và các hành động đặc trưng của dữ liệu đó. Các hành động của các kiểu dữ liệu cụ thể này được mở rộng thêm nhờ phương thức (methods) mà ta đã tìm hiểu ở bài trước. Khi tạo biến gán dữ liệu chúng ta có thực thể của một kiểu dữ liệu cụ thể, chúng ta biết chính xác nó là gì và có những hành động nào. Trong bài này chúng ta cùng tìm hiểu về interface, kiểu dữ liệu mang tính khái quát, trừu tượng.
Giới thiệu các bài viết hướng dẫn lập trình với ngôn ngữ lập trình Go. Những bài viết này được dịch chủ yếu từ cuốn The Go Programing Language của Alan A. A. Donovan và Brian W. Kernighan và tham khảo một số sách khác như Go In Action, Build Web Application with Golang và nhiều tài liệu khác trên mạng. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người.
Tuesday, April 26, 2016
Monday, April 18, 2016
Bài 17: Phương thức trong Go
Mỗi kiểu dữ liệu chứa các dữ liệu khác nhau và các hành động tương ứng với dữ liệu đó cũng khác nhau. Go đã tạo sẵn cho chúng ta nhiều hàm để thực hiện các hành động này. Ví dụ các kiểu dữ liệu số luôn đi liền với các phép toán còn lấy chiều dài, sức chứa, thêm phần tử, sao chép phần tử đi kèm với slice, v.v... Khi các biến của từng kiểu dữ liệu được tạo, chúng trở thành những thực thể, có đời sống riêng. Lúc này nhu cầu tạo ra thêm nhiều hành động khác cho các thực thể này là có tùy theo mục đích chúng ta muốn. Bên cạnh việc tạo ra các hàm để đáp ứng nhu cầu này với thực thể là tham số truyền vào thì Go hỗ trợ một cách thức tạo hành động mới. Đó là các phương thức (methods).
Friday, April 8, 2016
Bài 16: Xử lý lỗi trong Go
Một số hàm luôn thực hiện thành công. Một số khác có thể gặp lỗi nếu tham số đưa vào hoặc giá trị nhận được trong xử lý thuộc trường hợp ngoại lệ. Nhưng có nhiều hàm mà lỗi có thể xảy ra bất kỳ lúc nào dù người viết tốt đến đâu bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố ngoài khả năng của lập trình viên như khi đọc, xuất dữ liệu hay kết nối mạng.
Do đó xử lý lỗi khi gọi hàm luôn là vấn đề được các ngôn ngữ lập trình quan tâm và Go cũng vậy. Nhờ cơ chế hàm có nhiều giá trị trả về nên Go đề xuất dùng giá trị trả về cuối cùng là giá trị thể hiện trạng thái lỗi của hàm. Thông thường giá trị này thuộc kiểu luận lý và thường đặt tên là ok với giá trị true khi không có lỗi. So với xử lý ngoại lệ ở các ngôn ngữ khác thì cơ chế trả về giá trị lỗi đơn giản và hiệu quả hơn.
Monday, April 4, 2016
Bài 15: Một số đặc điểm hàm trong Go (tiếp theo)
Trong bài này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các đặc điểm hàm trong Go gồm hàm vô danh, hàm bất định và lệnh trì hoãn defer.
Bài 14: Một số đặc điểm hàm trong Go
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về một số đặc điểm thú vị của hàm trong Go: đệ quy, kiểu dữ liệu hàm. Một số đặc điểm khác như hàm vô danh, hàm bất định và lệnh trì hoãn sẽ có trong bài tiếp theo.
Subscribe to:
Posts (Atom)